Thủ tục xin giấy phép xây dựng nhà xưởng
28
Mar
Thủ tục xin giấy phép xây dựng nhà xưởng luôn là nỗi trăn trở lớn đối với những chủ đầu tư Việt Nam cũng như chủ đầu tư nước ngoài đến đầu tư xây dựng nhà máy tại Việt Nam. Các loại thủ tục và giấy tờ hành chính có thể rất phiền hà và mất thời gian. Công ty cổ phần xây lắp Tiến Thịnh với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn, xin cấp phép xây dựng xin trình bày các giải đáp về hồ sơ xin cấp phép, hi vọng có thể giải đáp thắc mắc của chủ đầu tư trong quá trình xây dựng.
Giấy phép xây dựng là gì?
Giấy phép xây dựng là văn bản pháp lý do cơ quan chức năng cấp trước khi khởi công xây dựng công trình. Có 3 loại giấy phép xây dựng:
- Giấy phép xây dựng mới
- Giấy phép sửa chữa cải tạo công trình
- Giấy phép di dời công trình
Hồ sơ xin giấy phép xây dựng nhà xưởng bao gồm:
- Đơn xin giấy phép xây dựng
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Bản vẽ thiết kế xây dựng nhà xưởng
- Bản kê khai năng lực, kinh nghiệm của tổ chức thiết kế
- Chứng chỉ hành nghề thiết kế kiến trúc, kết cấu của Chủ trì thiết kế trong bản vẽ
- Chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về Phòng cháy và chữa cháy, hay phương án phòng cháy chữa cháy
- Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường ( ĐTM)
- Quyết định phê duyệt dự án, quyết định đầu tư
- Văn bản thẩm định thiết kế với công trình có yêu cầu do cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định
Đơn xin phép xây dựng nhà xưởng
Đơn đề nghị xin phép xây dựng gửi Ban quản lý các khu công nghiệp bao gồm một số thông tin:
- Thông tin chủ đầu tư
- Địa điểm xin giấy phép xây dựng
- Quy mô từng hạng mục xin cấp phép xây dựng
- Đơn vị hoặc tên người thiết kế bản vẽ xin cấp phép
- Đơn vị hoặc tên người thẩm tra bản vẽ
- Dự kiến thời gian hoàn thành
Bản vẽ thiết kế xây dựng
Bản vẽ thiết kế xây dựng do đơn vị tư vấn thiết kế lập, lưu ý đơn vị lập bản vẽ phải có đủ năng lực hành nghề theo quy định của nhà nước, đồng thời bản vẽ phải có đóng dấu của đơn vị thẩm định, thẩm tra.
Bản vẽ thiết kế bao gồm:
- Quy hoạch tổng mặt bằng 1/500
- Bản vẽ kiến trúc
- Bản vẽ kết cấu: kết cấu móng và kết cấu khung thép tiền chế
- Bản vẽ ME
- Bản vẽ Phòng cháy chữa cháy
- Báo cáo khảo sát địa chất
- Thuyết minh tính toán kết cấu
Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM)
ĐTM là gì?
ĐTM là viết tắt của Đánh giá Tác động Môi trường, ĐTM bao gồm các công việc chính: khảo sát, phân tích hiện trạng môi trường, đánh giá và dự báo tác động môi trường của dự án để đưa ra biện pháp giảm thiểu, quản lý, bảo vệ môi trường.
Mục đích của ĐTM?
- Đánh giá được hiện trạng môi trường khu vực thực hiện dự án
- Xác định được tầm ảnh hưởng của dự án đến môi trường xung quanh
- Biện pháp phòng ngừa, xử lý trước khi xây dựng dự án và đi vào hoạt động
- Thực hiện đúng theo quy định pháp luật về bảo vệ môi trường
- Quản lý và bảo vệ môi trường hiệu quả
Tin khác
22/04/2019
Tien Thinh Group
Trên thị trường xây dựng hiện nay có rất nhiều loại vật liệu chống nóng mái tôn hữu hiệu. Trong đó, phải kể đến 5 loại vật liệu chống nóng phổ biến, được nhiều nhà thầu sử dụng nhất: Tôn cách nhiệt, tấm cách nhiệt túi khí, bông thủy tinh, bông khoáng và sơn chống nóng. Mỗi loại vật liệu đều có ưu và nhược điểm khác nhau.
18/04/2019
Tien Thinh Group
Thông thường, quy trình xây dựng nhà xưởng gồm 4 bước cơ bản. Sau khi tìm hiểu nhu cầu của chủ đầu tư, phải thiết kế được sơ đồ công năng, mặt bằng tổng thế, rồi thiết kế bản vẽ thi công và thực hiện thi công theo kế hoạch. Đối với các công ty sản xuất, việc xây dựng nhà xưởng luôn là vấn đề “đau đầu” nhất.
04/04/2019
Tien Thinh Group
Trong lĩnh vực xây dựng, móng là bộ phận dưới cùng của mỗi công trình, có tác dụng truyền và phân phối đều trọng tải của nhà xuống nền sao cho độ lún của nhà không vượt quá các trị số giới hạn cho phép và đảm bảo sự ổn định của nhà. Móng có ý nghĩa rất quan trọng, quyết định đến sự bền vững, thời gian sử dụng. Do đó, khi xây dựng cần chú ý đến chất lượng của móng nhà để tránh tình trạng phải cải tạo, sửa chữa sẽ rất khó khăn, tốn kém.