0869.749.888

P.316 tòa nhà VCCI, số 9 Đào Duy Anh, Kim Liên, Đống Đa, Hà Nội

Cách phân biệt các loại móng trong xây dựng

04

Apr

Ý nghĩa của móng nhà trong xây dựng

Trong lĩnh vực xây dựng, móng là bộ phận dưới cùng của mỗi công trình, có tác dụng truyền và phân phối đều trọng tải của nhà xuống nền sao cho độ lún của nhà không vượt quá các trị số giới hạn cho phép và đảm bảo sự ổn định của nhà. Móng có ý nghĩa rất quan trọng, quyết định đến sự bền vững, thời gian sử dụng. Do đó, khi xây dựng cần chú ý đến chất lượng của móng nhà để tránh tình trạng phải cải tạo, sửa chữa sẽ rất khó khăn, tốn kém. 

 

Chiều cao của móng được tính từ đáy móng đến đỉnh móng, bao gồm chân móng (đế móng), thân móng (bệ móng, tảng móng) và cổ móng (tường móng). Đỉnh móng nên cao hơn mặt đất tự nhiên và đặt thấp hơn nền nhà 0,1 – 0,2. Đỉnh móng thường rộng hơn tường và cột, tức là có gờ móng. Khi móng có chiều cao lớn thì thân móng nên làm bậc hoặc hình thang để mở rộng đáy. Mọi người cũng cần biết đế móng là bộ phận chịu lực chính của móng của tất cả các loại công trình.

 

Các loại móng nhà trong xây dựng

Phân chia theo chiều sâu móngChia làm 2 loại móng nông và móng sâu.

- Móng nông được xây dựng trong hố lộ thiên sau đó lấp đất lại.

- Móng sâu là móng được hạ xuống nền và có thể lấy đất từ móng lên. Một số loại móng sâu như: Móng giếng chìm, móng cọc, móng giếng chìm hơi ép thuộc loại móng sâu. Móng cọc là loại phổ biến nhất.

 

 

Phân chia theo theo hình dạng mặt bằng trong xây dựng có: Móng đơn, móng băng và móng bè.

- Móng đơn: nằm dưới cột (trụ). Móng đơn nằm riêng lẻ, trên mặt đất với nhiều hình dạng là hình vuông, chữ nhật, tám cạnh, tròn,… Móng đơn rất đa dạng như: móng cứng, móng mềm hoặc móng kết hợp. Trong đó móng đơn là tiết kiệm chi phí nhất.

- Móng băng: (móng liên tục) là loại nằm dưới hàng cột hoặc tường. Thường chỉ chọn thi công móng băng khi không thể dùng móng đơn hoặc móng đơn sát nhau, hoặc cân bằng độ lún giữa các cột, hoặc dưới tường. Móng băng thường dùng trong xây dựng dân dụng hơn thay vì nhà xưởng công nghiệp do nó lún đều hơn và dễ thi công. Tuy nhiên chỉ nên dùng khi nó có chiều rộng <1,5m, nếu chiều rộng > 1,5m thì nên dùng móng bè để tiết kiệm hơn. Lưu ý cần phải thiết kế móng băng hợp lý để tránh lún lệch.

Khi các hàng cột hoặc tường có cả hai phương thì dải móng băng giao nhau có dạng ô cờ trên mặt bằng. Móng băng ở hồi nhà phải tốt hơn móng băng dọc nhà, móng băng tường ngăn. Thường đặt đáy móng băng cùng chiều sâu nên móng băng ở hồi nhà thường rộng hơn.

Móng băng sử dụng trong xây dựng thường có 3 loại: móng cứng, móng mềm hoặc móng kết hợp.

 

Kinh nghiệm khi sử dụng móng băng


Nếu là móng cứng có chiều sâu đặt móng lớn thì nên thay bằng móng băng mềm để tiết kiệm chi phí hơn. Nếu bị hạn chế chiều sâu móng hoặc công trình cần có móng ổn định, hoặc cường độ cao thì phải dùng móng bê tông cốt thép. Khi đế móng là bê tông cốt thép thì nhiều vấn đề sẽ được giải quyết.

Móng băng còn rất có lợi trong việc công trình có tầng hầm nó có tác dụng chắn đất, tạo tường hầm. Tường hầm có thể nằm dưới mặt đất hoặc một phần nằm trên mặt đất. Móng băng của tầng hầm phải đặt sâu hơn nền tầng hầm một khoảng lớn hơn hoặc bằng 0,4m và đỉnh móng sẽ nằm dưới sàn.

Ngoài những loại móng được nêu ở trên thì còn có một số loại móng khác, khi gặp đất bùn yếu và địa chất không ổn định, móng cọc sẽ là giải pháp về kết cấu cho công trình.

Chia sẻ bài viết:

Tin khác

22/04/2019

Tien Thinh Group

Trên thị trường xây dựng hiện nay có rất nhiều loại vật liệu chống nóng mái tôn hữu hiệu. Trong đó, phải kể đến 5 loại vật liệu chống nóng phổ biến, được nhiều nhà thầu sử dụng nhất: Tôn cách nhiệt, tấm cách nhiệt túi khí, bông thủy tinh, bông khoáng và sơn chống nóng. Mỗi loại vật liệu đều có ưu và nhược điểm khác nhau.

18/04/2019

Tien Thinh Group

Thông thường, quy trình xây dựng nhà xưởng gồm 4 bước cơ bản. Sau khi tìm hiểu nhu cầu của chủ đầu tư, phải thiết kế được sơ đồ công năng, mặt bằng tổng thế, rồi thiết kế bản vẽ thi công và thực hiện thi công theo kế hoạch. Đối với các công ty sản xuất, việc xây dựng nhà xưởng luôn là vấn đề “đau đầu” nhất.

28/03/2019

Tien Thinh Group

Thủ tục xin giấy phép xây dựng nhà xưởng là nỗi trăn trở lớn đối với những chủ đầu tư cả Việt Nam cũng như chủ đầu tư nước ngoài đến đầu tư xây dựng nhà máy tại Việt Nam. Các loại thủ tục và giấy tờ hành chính có thể rất phiền hà và mất thời gian.

không có kết quả